Ngày giỗ là ngày để tưởng nhớ người đã mất và là ngày để cầu cúng cho linh hồn của người mới mất được siêu thoát, thanh tịnh. Đây là phong tục tập quán của người Việt ta được truyền lại từ xa xưa. Tuy nhiên, qua nhiều năm tháng ngày cúng cơm người chết đã có nhiều thay đổi. Nhiều người thắc mắc rằng không biết đám giỗ cúng ngày sống hay ngày chết, chết trùng tang thì cúng như thế nào? Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngày này chúng tôi xin chia sẻ bài viết dưới đây.
Đám giỗ cúng ngày sống hay ngày chết
Cúng cơm người chết vào đúng ngày mất hay trước ngày mất một ngày là thắc mắc của rất nhiều người. Có người cho rằng nên cúng cơm trước ngày mất 1 ngày (có nghĩa là ngày còn sống của người đó), cũng có người cho rằng nên cũng đúng vào ngày chết hay có nhiều người lại dựa trên câu tục ngữ “trẻ dôi ra, già rút lại“ để chọn ngày cúng cơm cho người chết. Vậy, chốt lại thì đám giỗ cúng ngày sống hay ngày chết?
Theo phong tục thì ngày giỗ là ngày kỵ nhật tức là ngày kỉ niệm ngày mất của người đã chết. Ông cha ta từ xưa đến ngày này thường làm 2 ngày lễ cúng đó là buổi chiều ngày hôm trước (tức trước ngày chết 1 ngày) và ngày hôm sau (tức đúng ngày chết) để cúng cơm.
Mâm cỗ cúng cơm ngày xưa thường được chuẩn bị rất chu đáo và linh đình, bắt buộc phải giết lợn để lấy đầu lợn cúng tế và gà trống thiến hoặc gà trống bình thường để cúng. Tuy nhiên đến ngày nay việc cúng giỗ đã được giản lược đi rất nhiều, chỉ cần làm mâm cơm thức ăn bình thường kèm hương hoa quả để cúng là được.
Thường thì ngày giỗ là ngày lễ tưởng nhớ những người đã mất nhưng đối với những gia đình có người chết trùng tang hoặc làm lễ giỗ những năm đầu thì ngày giỗ là ngày vô cùng quan trọng. Những người thân trong gia đình bắt buộc phải mời thầy cúng để làm lễ và cầu cúng giải hạn, cắt trùng tang hoặc xin xá tội để hương linh người đó được siêu thoát, mang đến nhiều phước phần cho con cháu, cắt giải hạn để những người trong dòng họ gặp điều đen đủi dính khăn trắng.
Như vậy, với thắc mắc đám giỗ cúng cơm người chết vào ngày sống hay ngày chết đã được chúng tôi giải đáp hết trong bài viết trên. Chung quy lại thì tùy vào quan điểm của từng gia đình, phong tục tập quán của từng vùng miền và ngày giỗ đó là ngày giỗ đầu hay giỗ nhiều lần rồi mà gia đình có thể làm lễ giỗ linh đình, cẩn trọng hoặc đơn giản lược bớt sự rườm rà.
Nguồn bài viết : http://giaibuangai.blogspot.com
Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá
EmoticonEmoticon